Trong các bộ của Chính phủ, có 2 vị tró do Ủy viên Bộ Chính trị đứng đầu. Đó là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Thực tế, Thủ tướng không mấy có quyền trên 2 bộ này.
Trên danh nghĩa là thuộc chính phủ, nhưng về mặt Đảng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an và Thủ tướng gần như ngang vai ngang vế với nhau. Họ muốn là một ông trùm một cõi, không muốn là thuộc hạ của Thủ tướng. Từ năm 2021 đến giữa năm 2024, mặc dù Tô Lâm là Bộ trưởng nhưng chẳng xem Phủ tướng ra gì. Có thể nói, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng như là con ngựa bất kham, Thủ tướng không có quyền gì đáng kể trong 2 bộ này.
Sáng 3/7, Văn phòng Chủ tịch nước họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về các luật, pháp lệnh vừa được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua, trong đó có Luật Thanh tra sửa đổi. Theo đó, Thanh tra Chính phủ có quyền thanh tra lại vụ việc có kết luận của Thanh tra Bộ Quốc phòng, Công an. Nếu Luật pháp được thượng tôn thì Chính phủ trên quyền Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, ở đất nước này, những văn bản dưới luật lại vô hiệu hóa luật pháp. Những nghị định và thông tư của bộ có khi còn giá trị hơn luật.
Thực tế, Bộ Công an hiện này không dễ gì bị Thủ tướng điều khiển. Thời Tô Lâm làm Bộ trưởng thì Bộ Công an là công cụ của Nguyễn Phú Trọng, giờ đây Bộ Công an là công cụ của Tô Lâm không phải là là công cụ của Phạm Minh Chính. Còn Bộ Quốc Phòng thì lại càng “khó bảo”. Phan Văn Giang đang muốn một mình một tụ không muốn làm việc cho ai. Ngay cả Tô Lâm là Bí thư quân ủy Trung ương cũng rất khó khăn trong việc điều khiển được Bộ Quốc phòng.
Hồi năm 2016, ông Phạm Trọng Đạt – Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ – khi nói công tác phòng chống tham nhũng tại Hội nghị tổng kết 10 năm thi hành Luật Phòng chống tham nhũng (Hội nghị chống tham nhũng) do Bộ Tư pháp tổ chức. Ông buộc miệng thốt ra rằng “Chống lại có khi chúng tôi chết trước!”
Đấy là thực tế, vì có một số cơ quan về mặt nhà nước họ thuộc Chính phủ nhưng về mặt đảng hoặc sâu xa hơn là về mặt quyền lực ngầm, họ còn mạnh hơn cơ quan thanh tra Chính phủ. Với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng, Thanh tra Chính phủ có thể thanh tra họ, nhưng thực tế, nếu làm căng với những hang ổ lớn này có khi đại diện của chính phủ “chết trước”.
Khi Tô Lâm, đối thủ Chính trị lâu đời của Phạm Minh Chính đã leo lên được chức Tổng bí thư thì xem như quyền lực của Bộ trưởng Bộ Công an không thể dưới quyền Thủ tướng, mặc dù về mặt nhà nước là như thế. Vì thế, dù Phạm Minh Chính có nỗ lực luật hóa quyền thanh tra lại của Thanh Tra Chính phủ đối với thanh tra của 2 bộ lớn thì cũng chẳng ai dám làm khó thanh tra 2 bộ này được. Có nhà quan sát nhận xét, dù được luật hóa quyền thanh tra lại nhưng thanh tra Chính phủ vẫn không dám phủ định lại thanh tra cấp bộ của 2 bộ lớn.
Có vẻ như Phạm Minh Chính muốn gò Lương Tam Quang và Phan Văn Goang vào rọ luật pháp, tuy nhiên, sẽ không có gì khác. Thanh tra Chính Phủ cũng sẽ không dám động đến những 2 lãnh địa này.
Ở Việt Nam, ngoài luật pháp còn có luật Đảng. Ngoài luật Đảng còn có luật ngầm. Luật ngầm nó chi phối những trận chiến quyền lực. Luật Đảng thì lại xếp trên luật pháp mà trong Luật pháp thứ tự lại đảo lộn. Văn dưới luật lại quyền lực hơn luật pháp, luật pháp lại có quyền lực hơn cả hiến pháp. Ví dụ như quyền biểu tình được ghi trong Hiến Pháp nhưng luật biểu tình bị treo thì Hiến Pháp cũng bất lực. Cho nên, việc luật hóa quyền thanh tra lại của Thanh Tra Chính phủ cũng chẳng thay đổi được gì. Nơi mà luật Đảng và luật ngầm chi phối thì luật pháp cũng vô dụng.
Hoàng Phúc-Thoibao.de