Vụ án Trịnh Văn Quyết và Tập đoàn FLC là một vết cắt sâu hoắm vào lòng tin công lý Việt Nam. Bản án sơ thẩm 21 năm tù – gồm 18 năm vì tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 3 năm vì “thao túng thị trường chứng khoán” từng được dư luận xem là bước đi đúng đắn, quyết liệt của pháp luật với tội phạm tài chính cỡ lớn.
Thế nhưng chỉ chưa đầy một năm sau, bản án phúc thẩm ngày 26/6/2025 đã xóa tan hy vọng ấy. Ông Quyết được giảm từ 21 năm xuống 7 năm tù, tội “thao túng thị trường” bị chuyển từ hình sự sang phạt hành chính – chỉ 4 tỷ đồng! Lý do: “khắc phục hậu quả” bằng tiền và… đơn xin giảm án, phần lớn không đến từ nạn nhân.
Phán quyết này không chỉ khiến hàng vạn nhà đầu tư mất trắng thêm một lần nữa, mà còn làm sụp đổ những nguyên tắc cơ bản của pháp quyền. Khi kẻ lừa đảo có thể dùng tiền để “chuộc” tự do, thì pháp luật còn lại gì ngoài cái vỏ? Điều 51 Bộ luật Hình sự với nội dung mơ hồ về “khắc phục hậu quả” đã trở thành công cụ để luật pháp bị bẻ cong.
Tòa án cần bảo vệ công lý, chứ không phải mở lối cho tiền mua được cả luật. Cần sửa đổi pháp luật, thiết lập ngưỡng cụ thể, rõ ràng cho các tình tiết giảm nhẹ. Nếu không, công lý sẽ tiếp tục bị thương mại hóa, và niềm tin của nhân dân sẽ ngày càng bị bào mòn.
Công lý không phải là đặc quyền của người giàu!
Thiện Nhân