Khi nội bộ bất đồng: Sửa Hiến Pháp trở thành “chiến trường” với TBT Tô Lâm?

Trong lịch sử của đảng Cộng sản Việt nam, việc thay đổi Hiến pháp thường gắn với những thời điểm có những thay đổi quan trọng. Như: khủng hoảng chính trị, chuyển giao quyền lực, hoặc cải cách. 

Nhưng việc Sửa đổi Hiến pháp 2013 lần này, thực chất chỉ nhằm đến việc điều chỉnh thế trận quyền lực giữa các phe nhóm lãnh đạo cấp cao trong nội bộ của đảng.

Ngày 5/5/2025, truyền thông nhà nước Việt Nam đưa tin, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013. Theo lãnh đạo Quốc hội, Hiến Pháp sẽ được sửa, nhằm tạo cơ sở hiến định cho việc tinh gọn tổ chức bộ máy. Nếu không sửa đổi, việc bỏ đơn vị hành chính cấp huyện sẽ là vi hiến.

Tuy nhiên trước đó, theo Tổng Bí thư Tô Lâm,  đã đưa ra khả năng Đại hội Đảng 14 tới đây sẽ quyết định xem xét bổ sung cương lĩnh, những định hướng phát triển có tầm nhìn dài hơn. Do đó, nếu có thể sẽ sửa đổi Hiến pháp nhưng có lẽ phải sau Đại hội XIV mới được tính đến.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, bài báo về phát biểu này của ông Tô Lâm nhanh chóng bị gỡ khỏi hệ thống báo chí theo lệnh của Ban Dân vận và Tuyên giáo chỉ trong vòng ít giờ.

Trong bối cảnh chính trị Việt Nam hiện nay, những diễn biến kể trên đã cho thấy việc sửa đổi Hiến pháp đang trở thành một chiến trường quyết liệt và việc tái cấu trúc quyền lực trong nội bộ Đảng là điều có thật.

Những điều kể trên đã cho thấy, việc Sửa đổi Hiến pháp – một hành động mang tính chiến lược trong việc tái cấu trúc thiết chế chính trị, của đảng Cộng sản Việt nam đang thiếu sự đồng thuận. 

Phát ngôn của Tổng Bí thư Tô Lâm ngay lập tức bị gỡ bỏ nhanh chóng càng chứng tỏ cho thấy, ông Tô Lâm không nhận được sự ủng hộ rõ ràng trong Bộ Chính trị hay các nhóm quyền lực khác trong đảng.

Điều đó đã cho thấy, tầm ảnh hưởng của ông Tô Lâm đang bị thu hẹp đáng kể, bởi sự đối đầu công khai ngay trong nội bộ. Đặc biệt, Tổng Bí thư Tô Lâm là người lãnh đạo đường lối quốc gia nhưng vẫn bị gỡ bỏ lời phát biểu về việc Sửa đổi Hiến pháp là dấu hiệu cực kỳ nghiêm trọng.

Theo giới thạo tin, việc ông Trần Thanh Mẫn được chọn làm Chủ tịch Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp là một bước đi quan trọng của phe Quân đội và nhóm bảo thủ để chặn đứng ý đồ chiếm quyền lực tuyệt đối của Tô Lâm.

Sự thiếu đồng thuận trong nội bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng hiện nay không chỉ nằm ở vấn đề sẽ sửa những gì trong Hiến pháp 20213? Mà còn ở câu hỏi sửa để làm gì, và mang lại lợi ích cho những ai?

Trong khi, ông Tô Lâm và phe cánh Bộ Công An muốn nhất thể hoá 2 chức danh Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước để thiết lập quyền lực tuyệt đối. Nhưng, phe tướng lĩnh Quân đội muốn giữ thể cân bằng như trước để bảo đảm sự tự chủ. Còn nhóm cải cách và phe trung dung thì e ngại rằng việc Sửa đổi Hiến pháp chỉ nhằm để tập trung quyền lực chứ không phải vì sự đổi mới hay cải cách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vẫn được đánh giá là gương mặt trung dung và ít tham vọng. Phải chăng, trước sức mạnh của phe Quân đội và nhóm “bảo thủ” trong đảng đã biến ông Trần Thanh Mẫn thành một con cờ của liên minh này. 

Đây là cách để phe Quân đội có thể định hướng các nội dung việc Sửa đổi Hiến pháp theo ý muốn của họ. Để ngăn chặn, và không trao quá nhiều quyền cho một lãnh đạo mang nặng tính “lợi ích nhóm” và thiếu uy tín như ông Tô Lâm.

Khi các phe nhóm trong nội bộ đảng không đạt được sự thống nhất về việc Sửa đổi Hiến pháp. Điều đó đã cho thấy, công cuộc cải cách hay chiêu bài “kỷ nguyên mới” của ông Tô Lâm chỉ là công cụ, và phương tiện nhằm tranh đoạt quyền lực, chứ không phải là vì tương lai của đất nước.

Hiến pháp, là văn bản nền tảng quan trọng bậc nhất của mỗi quốc gia, nay đang đứng trước nguy cơ bị thao túng để phục vụ các tính toán cá nhân và phe nhóm. 

Quy trình sửa đổi Hiến pháp tại Việt Nam đang trở thành bàn cờ “thể chế” cho một cuộc mặc cả lớn về tương lai của Tổng Bí thư Tô Lâm. Nhưng có nhiều chỉ dấu cho thấy khả năng cao có thể sẽ phá sản.

Trà My – Thoibao.de