Trần Thanh Mẫn, kẻ “khờ” gặp thời hay cao nhân ẩn mình?

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn là trường hợp lạ thường. Thật sự ông Mẫn gặp may khi mà trong Bộ Chính trị khuyết nhân sự nghiêm trọng. Chưa có nhiệm kỳ nào mà Ủy viên Bộ Chính trị rụng nhiều như nhiệm kỳ này. Có đến 7 người phải rời ghế khiến cho Bộ Chính trị dù được bổ sung rất nhiều vẫn thiếu người.

Đấy là cái nhìn bề ngoài. Thế nhưng, với con mắt tinh tường của ông Nguyễn Tấn Dũng thì không phải vậy. Ngay khi ông Mẫn mới bước chân vào Tứ trụ thì ông Nguyễn Tấn Dũng đã cảnh báo Tô Lâm về một Trần Thanh Mẫn trông “hiền từ” nhưng khó đối phó.

Đại hội 13 năm 2021, Trần Thanh Mẫn được Vương Đình Huệ chọn làm Phó thường trực. Có lẽ ông Huệ chọn ông mẫn cũng nghĩ rằng ông này vô hại, khó mà cạnh tranh với một Vương Đình Huệ có lực lượng ủng hộ hùng hậu. 

Hầu hết, nếu ai được ông Huệ chọn cũng không thể không tận dụng hệ sinh thái mà ông Huệ lập ra, bằng cách đóng một vai trò quan trọng trong đó. Thế nhưng ông Trần Thanh Mẫn lại chọn cách hạn chế dính líu đến hệ sinh thái của ông Huệ. Đấy là một câu hỏi to tướng. Rằng, ông Mẫn gặp may hay ông tiên liệu được nguy cơ?

Trường hợp Đặng Quốc Khánh là ví dụ, dù chỉ là Bí thư tỉnh lẻ nhưng lại mưa móc với Vương Đình Huệ xin tham gia hệ sinh thái quyền lực hòng mưu cầu một tương lai chính trị về sau. Và chức Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi trường mà ông Khánh có được cũng là một phần thưởng xứng đáng vì được ông Huệ âm thầm giúp đỡ. Nếu ông Huệ làm Tổng bí thư, Đặng Quốc Khánh sẽ có một suất Ủy viên Bộ Chính trị và cùng với Vương Đình Huệ gầy dựng quyền lực. Tuy nhiên, vì dính quá sâu với Vương Đình Huệ mà Đặng Quốc Khánh mất trắng sự nghiệp chính trị và giờ đang lo sợ lính của Lương Tam Quang ập vào nhà còng tay.

Sự ngã ngựa của Vương Đình Huệ đã cho thấy một điều, Trần Thanh Mẫn quả là có cặp mắt tinh đời. Biết né đòn trước khi Tô Lâm vung nắm đấm. Rất có thể, Trần Thanh Mẫn đã cân đo đong đếm lợi hại mà hạn chế dính đến hệ sinh thái quyền lực của Vương Đình Huệ.

Thật ra ông Nguyễn Phú Trọng chọn lựa Vương Đình Huệ đúng là cách ông chọn người nối ngôi hơn là chọn một lãnh đạo thay thế. Nối ngôi là cách làm thời phong kiến khi tiên đế chết đi thì thái tử mới lên ngôi chứ không phải hết nhiệm kỳ, bởi ông Nguyễn Phú Trọng là người tham quyền cố vị, ông sẽ không nhường ngôi khi ông còn sống.

Việc chọn người nối ngôi là một điểm yếu chết người, vì trước khi mất, ông Trọng không còn minh mẫn để kiểm soát triều chính, và đấy chính là lúc Tô Lâm quyết định ra tay với “đồ đệ” của Nguyễn Phú Trọng. Mà bản chất Tô Lâm đã ra tay là “diệt tận gốc”. Giả sử, Trần Thanh Mẫn mà lún quá sâu trong hệ sinh thái quyền lực của Vương Đình Huệ thì giờ đây ông Mẫn có còn cơ hội ngồi chễm chệ trên ghế Chủ tịch Quốc hội hay không?

Không thể coi thường một con người không dùng một binh một tốt nào mà chiếm lấy thành trì. Chiếc ghế Chủ tịch Quốc hội khiến bao nhiêu người đấu đá chí tử để được ngồi nhưng một Ủy viên Bộ Chính trị không có quân tướng trong tay lại đoạt nó một cách dễ dàng. Đáng nói hơn, khi đã ngồi vào ghế, đến kẻ mạnh nhất như Tô Lâm vẫn chưa tìm ra được cách nào bứng đi.

Miền Nam lẽ ra là Miếng bánh dành cho nhà Ba Dũng và Hưng Yên chia chác nhau thì nay lại có thêm Trần Thanh Mẫn. Dù Trần Thanh Mẫn không dùng binh hùng tướng mạnh để cạnh tranh nhưng ông Mẫn lại có vũ khí lợi hại để tham gia cuộc chơi. Đó là nhãn quan chính trị tốt và là người biết chớp cơ hội trước những điều kiện hiếm có. Có khi ai đó phấn đấu cả đời nhưng chỉ cần cơ hội đúng lúc và chớp lấy là quá đủ.

Chính vì sự khôn khéo và giỏi “giả khờ” nên sau lưng Trần Thanh Mẫn không ít tiếng nói ủng hộ. Những ai ghét Hưng Yên và gia đình Ba Dũng đều có thể là người ủng hộ ông Chủ tịch Quốc hội.

Hoàng Phúc-Thoibao.de