Vụ án King Club một sòng bạc trá hình và là nơi giải trí cao cấp của các quan chức, doanh nhân và người giàu ở Việt Nam đang thu hút sự chú ý của công luận.
Đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện về tội phạm đánh bạc có tổ chức, với sự tham gia của nhiều quan chức lãnh đạo cấp cao với số tiền ăn thua” lên đến hàng triệu USD.
Vụ việc được diễn ra công khai giữa “thanh thiên bạch nhật” cách trung tâm chính trị Ba đình chỉ vài bước chân, nơi hệ thống kiểm soát an ninh hết sức nghiêm ngặt.
Trong bối cảnh Đảng CSVN đang chuẩn bị cho Đại hội 14, vụ việc này đã phản ánh sâu sắc những tính toán, các đòn phép thanh trừng ngầm giữa các phe nhóm quyền lực.
Trung tâm của vụ án là ông Hồ Đại Dũng, cựu Phó Chủ tịch tỉnh Phú Thọ, bị cáo buộc đánh bạc hơn 7 triệu USD trong thời gian dài tại King Club.
Việc ông Hồ Đại Dũng bị khui ra trong một vụ án đánh bạc công khai, bị truyền thông nhà nước liên tục nhắc tên, dường như không còn là chuyện pháp lý đơn thuần.
Điều khiến giới quan sát chú ý hơn về mối liên hệ chính trị giữa ông Hồ Đại Dũng với Chủ tịch Nước Lương Cường là người “đồng hương” Phú Thọ.
Đó có thể là đòn gián tiếp nhắm vào mạng lưới hậu thuẫn của ông Lương Cường – từng là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và hiện là đại diện phe Quân đội trong “tứ trụ”. Trong lúc, ông Cường là người được cho là đang mất dần ảnh hưởng.
Theo giới phân tích quốc tế, vụ án King Club, bản chất vụ việc không chỉ là chuyện đánh bạc đơn thuần. Mà đã cho thấy các phe phái trong nội bộ của đảng đang chuyển từ đối đầu kín đáo sang hình thức công khai hóa qua các bê bối lớn.
Việc công khai tên tuổi, số tiền, thậm chí các chi tiết “sốc” về nhân thân của ông Hồ Đại Dũng đã cho thấy đây là “đòn” mang thông điệp cảnh cáo rõ ràng.
Chỉ một cán bộ lãnh đạo của một địa phương mà đã sử dụng hàng triệu USD để phục vụ cho việc giải trí. Thì các quan chức “đàn anh” ở cấp cao hơn họ sẽ còn giàu có tới mức độ nào?
Để thấy, vụ án King Club không chỉ nhằm vào các nhân ông Hồ Đại Dũng, mà còn để răn đe với các cán bộ địa phương hoặc lãnh đạo Quân đội từng có mối liên hệ với Chủ tịch Lương Cường.
Đặc biệt, tướng Nguyễn Trọng Nghĩa – Trưởng Ban tuyên giáo và Dân vận Trung ương cũng cần phải coi chừng.
Mặt khác, thời gian tháng 6 và 7/2025 là giai đoạn Tiểu ban Nhân sự đang bắt đầu sàng lọc nhân sự “chủ chốt”, và có thể ảnh hưởng trực tiếp tới vị thế của phe phái liên quan.
Việc lựa chọn thời điểm giữa tháng 6/2025 để “kích hoạt” truyền thông và tố tụng cũng là dấu hiệu cho thấy đây là nước cờ tính toán kỹ lưỡng của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Vụ án King Club, vị thế của ông Lương Cường trong “tứ trụ” bị đặt trước một phép thử rất lớn. Nếu như, ông Cường để mặc cấp dưới bị xử lý mà không có động thái bảo vệ hay phản công, điều đó sẽ được hiểu là ảnh hưởng của phe Quân đội đang suy yếu nghiêm trọng.
Nhưng ngược lại, nếu có phản ứng hoặc liên minh chiến lược với các nhóm khác – như với Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, người cũng đang có xung đột “ngầm” với ông Tô Lâm thì cục diện cũng có thể đổi chiều.
Trong khi đó, phe Quân đội được đánh giá là muốn “án binh, bất động” để chờ cơ hội “win win” sau Đại hội 14. Khi với các chức danh Chủ tịch nước, và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gần như chắc chắn.
Điều đó, đã buộc nhóm phụ trách vấn đề chính trị tư tưởng trong Quân đội phải lựa chọn liên minh, hoặc lui bước. Điều này sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới vị thế của Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa trước Đại hội 14.
Theo giới quan sát, King Club là ví dụ rõ ràng cho thấy các phe đang tung đòn thử sức nhau, khi ông Lương Cường đang nỗ lực “bơi ngược dòng” để ở lại, thì cú đánh bất ngờ này cũng khiến ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng khá chật vật.
Trà My – Thoibao.de