Phan Văn Giang bị “lật kèo”, Tô Lâm đưa Nguyễn Hồng Thái lên chiến với Nguyễn Tân Cương?

Ngày 26/4, ông Nguyễn Hồng Thái- Trung tướng – Tư lệnh Quân khu 1 được bố trí  giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Đáng chú ý là ông Nguyễn Hồng Thái là Ủy viên Trung ương Đảng, tức là một ứng viên tiềm năng cho chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Như vậy, trong Bộ Quốc phòng hiện có 2 Thứ trưởng người Hưng Yên là Hoàng Xuân Chiến-Thượng tướng và Nguyễn Hồng Thái-Trung tướng.

Tại Hội nghị Trung ương 11 vừa qua kết quả rất có lợi cho phe Phan Văn Giang. Ông Nguyễn Tân Cương được cơ cấu vào Bộ Chính trị nhiệm kỳ sau. Đáng chú ý là tại hội nghị ấy, danh sách 18 Ủy viên Bộ Chính trị dự kiến cho nhiệm kỳ sau đã hoàn tất. Tuy nhiên, danh sách dự trù chưa chắc chắn 100%, bởi còn đến 8 tháng nữa mới đến Đại hội 14 nên chính trường hứa hẹn có nhiều bất ngờ.

Trong Hội nghị Trung ương 11, phe Phan Văn Giang bức phá, phe Hưng Yên của Tô Lâm dẫm chân tại chỗ. Cuộc họp lần này sớm hơn lịch thường niên 1 tháng, nguyên nhân được cho là do Tô Lâm muốn tạm chốt danh sách trước để tránh sự can thiệp của Tập Cận Bình. Sau chuyến thăm ông Tập Cận Bình, rất có thể Tô Lâm cho vẽ lại bản đồ quyền lực có lợi hơn cho phe Hưng Yên hơn nữa. Và thực tế đang diễn ra như thế. Việc bổ nhiệm Nguyễn Hồng Thái làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã cho thấy âm mưu ấy.

Hoàng Xuân Chiến-64 tuổi, được cho là “tướng già”, thời gian còn lại không nhiều, với lại tướng Chiến cũng không mạnh về thực lực nên khó cạnh tranh với Nguyễn Tân Cương-một chiến tướng của phía Phan Văn Giang. Ông Cương chỉ mới 59 tuổi và đang mang hàm đại tướng. Ông Cương đang rất lợi thế trước Hoàng Xuân Chiến.

Ông Nguyễn Hồng Thái có tuổi đời còn rất trẻ, chỉ mới 56 tuổi. Về tuổi tác, có thể cạnh tranh với Nguyễn Tân Cương. Với lại, Nguyễn Hồng Thái là con rể của Thượng tướng Đỗ Bá Tỵ. Tướng Tỵ đã từng cạnh tranh chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với tướng Ngô Xuân Lịch ở Đại hội 12 năm 2016. Việc đẩy tướng Chiến lên cạnh tranh suất bộ trưởng với tướng Nguyễn Tân Cương được cho là Tô Lâm muốn tận dụng uy tín của tướng Đỗ Bá Tỵ vận động hành lang trong giới quyền lực ở Bộ Quốc Phòng. Nếu chiến thắng, phía gia đình tướng Thái sẽ được chia chác lơi ích xứng đáng.

Nếu nói Phạm Minh Chính có thể cho phình Chính phủ ra để “nhét” thêm 2 Phó Thủ tướng mới thì Tô Lâm cũng có thể làm như thế nhưng với quy mô lớn hơn. Có ý kiến cho rằng, Tô Lâm đang tìm mọi cách để mở rộng Bộ Chính trị lên con số 19 hoặc 20 người, mục đích là có thể nhét thêm Nguyễn Hồng Thái hoặc Hoàng Xuân Chiến và Trần Lưu Quang. 3 người, chọn 2 cho những vị trí mới trong Bộ Chính trị sẽ là bổ sung lực lượng lớn cho phe Tô Lâm.

Lợi thế của Phan Văn Giang ở kỳ ăn chia Hội nghị 11 khá mong manh. Tô Lâm sẽ không cam lòng để cho một lực lượng khác dùng đúng công thức “Tứ trụ + lực lượng vũ trang” để cân bằng quyền lực với nhóm Hưng Yên. Chắc chắn, lợi thế tạm thời của Phan Văn Giang và Nguyễn Tân Cương sẽ bị bắn phá. Quan trọng là Phan Văn Giang sẽ giữ thành quả này như thế nào trong thời gian tới.

Bài học Lương Cường trước Đại hội 13 sẽ là kinh nghiệm quý báu cho ông Nguyễn Tân Cương lúc này. Ông Cường từng được phong hàm đại tướng trước đại hội, từng được dự trù bổ sung vào Bộ Chính trị trước Phan Văn Giang, nhưng đến thời điểm quyết định, Phan Văn Giang lật kèo nắm chức Bộ trưởng, đẩy Lương Cương vào thế ngồi yên chờ thời cơ khác.

Giờ đây Nguyễn Tân Cương cũng được lợi thế tương tự tướng Lương Cường cách đây 5 năm. Nếu không rút ra bài học thì rất có thể tướng Cương lại đi vào vết xe đổ của Lươmg Cường trước đây. Trò chơi quyền lực rất khó lường, đặc biệt là trong việc đối phó với nhóm lợi ích Hưng Yên.

Trần Chương -Thoibao.de