“Cắm cờ” trên đá Hoài Ân: Bắc Kinh đang gửi thông điệp gì đến Tổng BT Tô Lâm?

Vào giữa tháng 4/2025, truyền thông quốc tế và mạng xã hội Việt Nam đồng loạt lan truyền thông tin về việc, quân đội Trung Quốc cho lực lượng hải cảnh đổ bộ và cắm cờ trên đá Hoài Ân (Sandy Cay) thuộc quần đảo Trường Sa. 

Sự việc này diễn ra trùng thời điểm Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm Việt Nam trong 2 ngày từ 14 đến 15/4/2025. Đây, là một sự trùng hợp được cho là “có chủ ý” của Bắc Kinh đối với ban lãnh đạo Hà Nội, đã gây nhiều nghi vấn và lo ngại.

Đáng chú ý hơn, đây cũng là khoảng thời gian Tổng Bí thư Tô Lâm đang đối mặt với những biến động trong nội bộ của đảng, cũng như vị thế của ông trong bàn cờ chính trị mới.

Theo giới phân tích quốc tế, đây không chỉ là vấn đề chủ quyền của Việt nam trên Hồ sơ Biển Đông, mà đây là thông điệp chính trị, và không thể chỉ xem là vụ việc “tình cờ”. Việc Trung Quốc ngang nhiên thực hiện hành vi cắm cờ ở một thực thể tranh chấp ngay trong lúc giữa 2 nước đang trao đổi cấp cao về vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Bắc Kinh rõ ràng đang phát đi một thông điệp khẳng định quyền lực tuyệt đối của họ trên Biển Đông. Với mục đích thử thách bản lĩnh của ban lãnh đạo Hà Nội, và đặc biệt đối với Tổng Bí thư Tô Lâm.

Theo giới quan sát cho rằng, Trung Quốc đang thể hiện thái độ “lấn lướt”, và ngầm phủ nhận những nỗ lực tái cân bằng trong quan hệ Việt Nam và Hoa kỳ mà ông Tô Lâm đang nỗ lực theo đuổi.

Đây là một phép thử từ Bắc Kinh đối với ông Tô Lâm trong bối cảnh, người đứng đầu của Đảng Cộng sản Việt nam đang chịu các sức sức ép rất lớn từ nhiều phía trong nội bộ của đảng.

Trước đây, dưới thời cố Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng, chính sách đối ngoại của Việt Nam có xu hướng nghiêng về Trung Quốc để giữ ổn định và duy trì “đại cục”. Tuy nhiên, kể từ khi Đại tướng Tô Lâm kế nhiệm ông Trọng người được xem là có phần “độc lập” hơn, và đã đi chệnh hướng với quỹ đạo của Bắc kinh. 

Sự kiện đá Hoài Ân có thể được xem là một thông điệp thay cho lời nhắc nhở, nếu không muốn nói là sự cảnh cáo nghiêm khắc, từ Bắc Kinh tới Tổng Bí thư Tô Lâm. Với “hàm ý”: “Chúng tôi – tức Trung Quốc, vẫn kiểm soát tình hình và sẽ sẵn sàng hành động nếu Hà Nội vẫn cố ý đi chệch khỏi quỹ đạo mà Bắc kinh đã vạch ra cho Việt nam.”

Đáng chú ý, về phía lãnh đạo Việt Nam đã có một sự im lặng “khó hiểu” tương đối lâu sau vụ việc “nghiêm trọng” đang khiến công luận hết sức lo ngại. 

Trong khi, với công chúng ở Việt nam đặc biệt là các nhóm có khuynh hướng dân tộc chủ nghĩa chống Trung Quốc. Hành vi kể trên của Trung Quốc được nhìn nhận như một sự xúc phạm, không chi là việc xam phạm chủ quyền quốc gia. 

Nếu Tổng Bí thư Tô Lâm do lo sợ trước Bắc kinh mà không thể hiện quan điểm rõ ràng, thì đây sẽ là cơ hội để các phe nhóm chống ông Tô Lâm trong đảng sẽ chất vấn, tạo sức ép hoặc thậm chí thách thức vị trí Tổng Bí thư của ông.

Trong bối cảnh, công luận ở trong nước đang chia rẽ khi một bên cho rằng Việt Nam cần tiếp tục “thân thiện” với Trung Quốc để giữ ổn định và phát triển. Nhưng một bên lo ngại rằng sự “nhịn nhục” quá mức của lãnh đạo Việt nam đang dần biến Việt nam thành một “tiểu quốc” lệ thuộc ngày càng sâu vào Bắc Kinh. 

Khi Quân đội Trung Quốc, vừa đưa quân nhân sang tham dự duyệt binh hữu nghị, đồng thời họ vừa đổ quân chiếm bãi đá trong cùng một tuần. Thì điều đó, chắc chắn không thể coi là người “bạn vàng”, và đồng chí “4 tốt” mà chắc chắn là một thế lực ‘thù địch” có tham vọng thôn tính Việt nam.

Ông Tô Lâm hiện đang đứng trước một ngã 3 chiến lược, hoặc khẳng định một đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ như ông từng tuyên bố. Hay, sẽ phải chấp nhận Việt nam trở thành một phần trong quỹ đạo của Bắc Kinh.

Đây, là điều mà người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng đã để lại, và Việt nam sẽ tiếp tục lệ thuộc sâu vào Trung quốc với cái giá không hề rẻ.

Trà My – Thoibao.de