Chức năng, nhiệm vụ của các ban ngành như QLTT, cục ATTP ở Việt Nam là gì? Cán bộ chỉ ngồi đó để nhận tiền và đóng dấu là hết trách nhiệm sao?
Mới đây, truyền thông trong nước đưa tin, Vụ gần 600 sản phẩm sữa giả: Trách nhiệm thuộc về ai? Theo đó, vụ việc cho thấy một lỗ hổng lớn trong quản lý nhà nước khi không có cơ quan nào chịu trách nhiệm trực tiếp.
- Bộ Công Thương khẳng định không có thẩm quyền quản lý hai công ty trên, cũng không được phép thanh tra, hậu kiểm nếu không phát hiện dấu hiệu vi phạm.
- Bộ Y tế cho biết phần lớn thực phẩm chỉ cần tự công bố, không phải xin phép trước khi đưa ra thị trường, và việc xác nhận quảng cáo do UBND cấp tỉnh quản lý.
- Việc hậu kiểm chỉ diễn ra theo kế hoạch định kỳ hoặc khi phát hiện vi phạm.
Tất cả là do luật. Nếu luật bồi thường phạt thật nặng những sản phẩm gây ngộ độc cho người tiêu dùng thì những kẻ sản xuất giả mới sợ mà làm đúng như cam kết trên bao bì. Ví dụ, mua hộp kẹo Kera 150.000 đồng phát hiện có chứa chất Sorbitol thì doanh nghiệp phải đền 1 tỷ/1 người thì những kẻ như Quang linh và Hằng du mục đã không tồn tại.
Nhiệm vụ của các cục quản lý hàng tiêu dùng không chỉ kiểm nghiệm qua sản phẩm của doanh nghiệp đưa lên giám định mà còn phải lựa chọn ngẫu nhiên ngoài thị trường để kiểm định. Nhưng ở xứ này làm gì có chuyện đó. Mà nếu có thì mấy anh chi cục trưởng, phó gọi cho doanh nghiệp lên cho xem giấy kiểm định rồi bắt nôn tiền rồi.
Tóm lại, lãnh đạo biết hết nhưng giờ cứ chối đẩy cho doanh nghiệp bị bắt. Tiền thì đút túi đều đều đến khi có chuyện là phủi bỏ trách nhiệm. Những kẻ đứng đầu Bộ nói rằng mình không có quyền vậy ai là người có quyền? Thế mới thấy, quản lý thị trường ở Việt Nam chỉ là bù nhìn.
Hạnh Nhân