Hãng COMAC của Trung Quốc đang nỗ lực tiếp thị hàng hóa từ nhiều năm qua thông qua quyền lực chính trị Bắc Kinh. Tuy nhiên, hãng này cũng chỉ mới tìm được lượng khách hàng nội địa, còn khách hàng ngoại quốc thì vẫn còn khó khăn tiếp cận. Bởi máy bay này chưa được các cơ quan
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) chưa chứng nhận cho loại máy bay C919 của hãng COMAC. Đấy là trở ngại lớn khiến cho các hãng bay trên thế giới không mấy mặn mà với loại máy bay của Trung Quốc.
Ngày 17/4, Hãng bay Vietjet Air bị Tòa án Cấp cao London ra phán quyết đang nợ một công ty cho thuê hơn 180 triệu đô la Mỹ trong liên quan đến một tranh bốn máy bay.
Được biết, FW Aviation, công ty con của tập đoàn đầu tư FitzWalter Capital có trụ sở tại London, đã kiện Vietjet Air vào năm 2022 liên quan đến bốn chiếc máy bay chở khách Airbus A321.
Năm 2021, bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng từng hứa Trường Linacre College thuộc Đại học Oxford bằng biên bản ghi nhớ. Theo đó, trường sẽ nhận được số tiền tài trợ 155 triệu bảng để thành lập trung tâm sau Đại học mới và cấp học bổng cho sinh viên. Đổi lại trường sẽ đặt tên bà Thảo. Tuy nhiên, sau đó thì “lời hứa gió bay” và trường này cũng đâm đơn kiện bà Thảo.
Không biết bà chủ hãng bay VietJet làm ăn thế nào mà dính đến kiện cáo nhiều như vậy? Với đối tác thì dính đến tranh chấp, với khách hàng thì lại hay hoãn bay khiến cho khách hàng khốn khổ. Năm 2023, hãng VietJet của bà Thảo được nhận “danh hiệu” không mấy thân thiện. Hãng này được xác định là hãng nay có tỷ lệ hủy chuyến cao nhất.
Với cách sử dụng chữ “tín” rất tệ như thế, liệu bà Thảo có tận tâm đặt an toàn hành khách hàng của VietJet lên hàng đầu hay không? Máy bay Tàu là giải pháp cho VietJet tiết kiệm chi phí, nhưng với hành khách, nó là một rủi ro lớn.
Huỳnh Tú -Thoibao.de