Tín hiệu “ủng hộ ngầm” từ Tập Cận Bình đối với Lương Cường có ý nghĩa gì?

Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt Nam trong các ngày 14–15/4/2025, Việt Nam và Trung quốc đã ký kết 45 văn kiện hợp tác trên nhiều lĩnh vực kể cả Quốc phòng và An Ninh.

Với sự tham gia sâu rộng của Trung Quốc vào các Dự án Kinh tế kỹ thuật trọng điểm của Việt Nam. Kể cả các Dự án mang tính “nhạy cảm” như tuyến Đường sắt nối Côn Minh và cảng Hải phòng, hay Nhà máy điện Hạt Nhân… 

Điều đó đã cho thấy cho thấy chính quyền Bắc Kinh đã đạt được bước tiến chiến lược quan trọng, trong việc củng cố ảnh hưởng tại Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị với Hoa kỳ, đã và đang đưa Việt nam vào thế khó. 

Chuyến thăm của ông Tập Cận Bình đến Việt nam, một lần nữa đã cho thấy sự bao trùm của Bắc kinh đối với chính trị tại Hà Nội. Đặc biệt với vai trò nổi bật của Chủ tịch nước Lương Cường đã cho thấy nhiều vấn đề đáng chú ý.

Trong bối cảnh, có những đồn đoán ông Lương Cường sẽ nghỉ hưu sau Đại hội 13, nhưng các cuộc tiếp xúc và hội đàm chính thức giữa Chủ tịch Nước Lương Cường và ông Tập Cận Bình tại Hà Nội mang nhiều ý nghĩa chiến lược. 

Các sự kiện này cho thấy ông Lương Cường vẫn đóng vai trò quan trọng trong chính trường, và công tác đối ngoại của Đảng. Điều đó đã cho thấy ông Cường vẫn được tin tưởng giao trọng trách trong công tác đối ngoại cấp cao.

Từ đó, đã gián tiếp bác bỏ những suy đoán về việc Chủ tịch Lương Cường “sắp rút lui”, đồng thời, sẽ củng cố hình ảnh và vị thế chính trị của ông ta trong giai đoạn chuyển tiếp quyền lực sắp tới.

Một câu hỏi được đặt ra, đó là, ông Tập và Ban lãnh đạo Bắc kinh có thể xoay chuyển được tình thế như Trung Nam Hải mong muốn. Nghĩa là, để ông Lương Cường tiếp tục ở lại chính trường Việt nam lại sau Đại hội 14. 

Theo giới phân tích, việc Chủ tịch Lương Cường có cuộc hội đàm ‘cấp cao” riêng rẽ với Chủ tịch Tập Cận Bình, tương đương như Tổng Bí thư Tô Lâm, trong bối cảnh chính trị Việt nam mất ổn định.

Đây, không chỉ là một hoạt động ngoại giao thường lệ, mà còn mang nhiều ý nghĩa chính trị sâu sắc, đặc biệt với tương lai chính trị sắp tới của ông Lương Cường sau Đại hội 14.

Việc này, có thể được xem như một “tín hiệu mềm” từ phía Bắc Kinh với thông điệp được cho là, ông Lương Cường vẫn đang ở vị trí trung tâm trong các quyết định chiến lược Trung Quốc trong mối quan hệ với Hà Nội.

Vẫn theo giới phân tích quốc tế, Ban lãnh đạo Bắc Kinh có thể có ý đồ tiếp tục ủng hộ ông Lương Cường. Với mong muốn, ông Cường tiếp tục tại vị sau Đại hội Đảng lần thứ 14 là điều không thể loại trừ.

Bởi lý do, Đảng Cộng sản hiện nay do Tổng Bí thư Tô Lâm dẫn dắt, đa số các nhân sự “chủ chốt” không thỏa mãn các yêu cầu từ Trung Nam Hải mong muốn.

Trong khi, một lãnh đạo có kinh nghiệm, đã “thân thuộc” trong quan hệ với Bắc Kinh, như ông Lương Cường ở lại. Đây sẽ là lựa chọn thuận lợi hơn hẳn so với các nhân sự cũ, mà họ tức Bắc Kinh khó đoán định và điều khiển.

Việc ông Tập Cận Bình vẫn dành cuộc hội đàm chính thức cấp cao với ông Lương Cường có thể được hiểu như một tín hiệu “ngầm ủng hộ”. Đồng thời, cũng là sự gián tiếp truyền đi thông điệp từ Trung Quốc sẽ ủng hộ việc ông Lương Cường tiếp tục giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống chính trị của Việt Nam.

Đây là điều ông Tô Lâm hoàn toàn không mong muốn, nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy quyền lực của Tổng Bí thư Tô Lâm hiện đang suy giảm. Thế lực chính trị của phe Quân đội đang tăng lên nhanh chóng và trở thành đối trọng hiệu quả với phe Hưng Yên. 

Tuy nhiên, điều này cũng có thể kích hoạt sự cạnh tranh nội bộ của đảng sẽ quyết liệt hơn, vì mối quan hệ chặt chẽ của ông Lương Cường với Trung Quốc luôn là con dao hai lưỡi.

Với lý do, vấn đề “thân Bắc Kinh” vừa là một điểm mạnh về ngoại giao, nhưng cũng có thể bị phe tướng lĩnh Quân đội xem là quá “lệ thuộc” vào Trung quốc nếu ông Cường không giữ được cân bằng tốt.

Trà My – Thoibao.de