Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ công du các nước Việt Nam, Campuchia và Malaysia vào khoảng trung tuần tháng 4/2025. Ngày 14/4, tại Hà Nội ông Tập có thể gặp các quan chức lãnh đạo Việt Nam.
Chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam diễn ra trong bối cảnh địa chính trị và kinh tế thế giới diễn biến hết sức phức tạp. Giữa lúc Hoa Kỳ áp thuế cao đối với Trung Quốc, và lúc chính trường Việt nam vẫn chưa chấp dứt bất ổn.
Hà nội là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam đạt 162 tỷ USD trong năm 2024. Điều đó, đã cho thấy Bắc Kinh trở thành một điểm tựa quan trọng đối với kinh tế Việt Nam.
Chuyến thăm sắp tới của ông Tập tới Hà Nội có thể thúc đẩy các thỏa thuận kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Cụ thể là Dự Án Đường sắt Côn Minh – Hà Nội và Hải phòng với giá trị vốn vay từ Trung quốc hơn 8 tỷ USD. Theo dự kiến, có khoảng 40 văn kiện hợp tác sẽ được ký kết, bao gồm các lĩnh vực kinh tế, quốc phòng, và công an nhằm củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa 2 nước.
Đây, là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình trong năm 2025, trong bối cảnh chính trường Việt Nam được cho là bất ổn. Sự hiện diện của ông Tập đã cho thấy vấn đề chính trị của Hà Nội đã được Bắc Kinh ưu tiên đặc biệt. Điều này, càng có ý nghĩa quan trọng hơn, khi Việt Nam đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng lần thứ 14.
Theo giới phân tích, ban lãnh đạo Việt Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao “cây tre”, với mục đích cân bằng chiến lược giữa 2 cường quốc là Mỹ và Trung Quốc. Chuyến thăm lần này của ông Tập sẽ là cơ hội để Hà Nội tái cam kết khẳng định mối quan hệ với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu.
Đồng thời, nhằm xoa dịu những lo ngại của Bắc Kinh về việc, theo định hướng của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam đang xích lại gần Hoa kỳ nhiều hơn.
Tuy nhiên, một bộ phận “bảo thủ” chiếm số đông trong ban lãnh đạo Hà Nội không chấp nhận quan điểm kể trên của ông Tô Lâm. Họ sẽ tận dụng chuyến thăm này của lãnh đạo Trung quốc để gây áp lực để tránh xa quỹ đạo của Hoa kỳ.
Theo giới phân tích quốc tế lãnh đạo Việt Nam cần tiếp tục duy trì chính sách cân bằng để tránh phụ thuộc quá mức vào Bắc Kinh. Để bảo vệ lợi ích quốc gia đặc biệt là vấn đề Biển Đông.
Theo đó, dù ban lãnh đạo Hà nội có xu hướng cá nhân khác nhau, nhưng các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam bắt buộc phải vận hành trong khuôn khổ chính sách chung của Đảng và Nhà nước. Để duy trì độc lập, tự chủ và đa phương hóa trong quan hệ ngoại giao với cộng đồng quốc tế.
Sự “thân thiện” với Bắc Kinh của Thủ tướng Phạm Minh Chính là chính sách khá thích hợp. Đây là cách để Việt Nam tận dụng Trung Quốc như một đối trọng kinh tế trước áp lực thuế quan từ Mỹ. Tuy nhiên, ông Chính cần phải cẩn trọng để không bị coi là quá lệ thuộc vào Trung Quốc, đặc biệt khi dư luận ở Việt nam hết sức nhạy cảm với vấn đề này.
Đối với Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là có xu hướng ủng hộ Mỹ, việc mới đây, ông Tô Lâm đã chủ động điện đàm với Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ khiến ban lãnh đạo Bắc kinh sẽ không hài lòng.
Trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình tới đây, ông Tô Lâm trên tư cách Tổng Bí thư sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đón tiếp ông Tập. Tuy nhiên, để tránh gây sự hiểu lầm, ông Lâm cần gửi tín hiệu tới Hoa Kỳ và các nước phương Tây để khẳng định sự cam kết lập trường không thay đổi của Việt Nam trong quan hệ ngoại giao.
Trong bối cảnh chính trường Việt Nam với các thông tin về đấu đá và cạnh tranh quyền lực trước Đại hội Đảng 14. Nếu các ông Tô Lâm, Phạm Minh Chính và Lương Cường vì lợi ích chung của đất nước hãy biết phân công trách nhiệm theo chức danh, và đứng kèn cựa để tiếm quyền.
Đây, có thể là dịp để cả các bên thể hiện sự đoàn kết trong đảng, đồng thời tránh việc chia rẽ trong bộ máy lãnh đạo. Đây sẽ là thông điệp để khẳng định với Bắc kinh rằng ban lãnh đạo Việt Nam có sự thống nhất, và là một quốc gia có chủ quyền và uy tín trên trường quốc tế.
Trà My – Thoibao.de