Ba Dũng và Tô Lâm sẽ diệt tiếp Lê Thanh Hải để làm bá chủ thiên hạ như thế nào?

Tại phiên Khai mạc của Hội nghị Trung ương 11 khóa 13 diễn ra vào sáng 10/4/2025, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình.

Đồng thời, Hội nghị cũng đồng ý để ông Nguyễn Văn Hiếu, phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương thôi giữ chức Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng khóa 13 do vi phạm nghiêm trọng khi là Bí thư Thành ủy Cần Thơ.

Theo giới quan sát, quyết định vừa kể đã cho thấy Trung ương đảng dưới sự dẫn dắt của Tổng Bí thư Tô Lâm đang tỏ ra mạnh tay hơn trong việc xử lý kỷ luật các cựu lãnh đạo vi phạm vấn đề tham nhũng.

Việc kỷ luật 2 cán bộ này nằm trong bối cảnh của cuộc chiến chống tham nhũng mà Tổng Bí thư Tô Lâm đang triển khai. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ Khóa 13 đến nay, đã có 30 ủy viên Trung ương bị mất chức, trong đó có 7 ủy viên Bộ Chính trị. 

Đặc biệt, 8 ủy viên Trung ương Đảng bị xử lý hình sự, bao gồm cả những cán bộ cấp cao như Bộ trưởng, Chủ tịch và nhiều Bí thư Tỉnh ủy. Nhiều người trong số đó đã phải nhận bản án rất nặng, như Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ với 28 năm tù. 

Điều đáng nói, đó là, khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương có tân Chủ nhiệm là tướng Nguyễn Duy Ngọc một người đồng hương Hưng yên được đánh giá là cánh tay phải “đắc lực” của ông Tô Lâm. 

Cuối năm 2024, ông Trương Hòa Bình cũng mới bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo do một số sai phạm, đã “gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước”. Nhưng lần này, kết quả là, ông Trương Hòa Bình đã chịu mức kỷ luật cách tất cả mọi chức vụ trong bộ máy của Đảng và Nhà nước.

Theo giới tạo tin, việc nâng cấp mức độ sai phạm của ông Trương Hòa Bình, rất có thể là việc mở đường cho việc tiếp tục xử lý các cựu lãnh đạo cấp cao khác của đảng. Như Thường trực Ban Bí thư – bà Trương Thị Mai, hay ông Lê Thanh Hải, cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. 

Tuy nhiên, mới đây khi Bộ Công an thực hiện lệnh truy nã đối với Nguyễn Công Minh, Chủ tịch Công ty Cây xanh Công Minh. Một nhân vật được cho là có liên quan đến ông Trần Cầm Tú, Thường trực Ban bí thư. Đáng chú ý, trong vụ Đại Án này còn liên quan đến ông Lê Trương Hải Hiếu, con trai của ông Lê Thanh Hải.

Theo giới thạo tin, ông Lê Thanh Hải và ông Trần Cẩm Tú đều là các đệ tử thân tín của cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, tức ông Tư Sang. Ông Lê Thanh Hải là cựu Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh 2 nhiệm kỳ.

Vào năm 2020, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hải đã bị kỷ luật với hình thức cách chức Bí thư Thành ủy 1 nhiệm kỳ, vì liên quan đến các sai phạm ở Thủ Thiêm. 

Đến tháng 5/2024, theo Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đánh giá, ông Lê Thanh Hải đã có các vi phạm “rất nghiêm trọng” liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát của “bà trùm” Trương Mỹ Lan, nên đã đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật. Chỉ 2 ngày sau, Ban chấp hành Trung ương đã ra Nghị quyết cách toàn bộ các chức vụ trong đảng của ông Lê Thanh Hải. 

Theo giới phân tích, địa bàn Thành phố Hồ Chín Minh, một đầu tầu kinh tế và địa bàn chính trị quan trọng nhất ở các tỉnh phía Nam. Nơi đây, trong thời gian hiện nay, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đang chấp nhận tạm bắt tay để chia sẻ quyền lực. 

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua ông Tư Sang và các đàn em như Lê Thanh Hải vẫn kiểm soát trọn quyền lực. Còn ông Ba Dũng, đàn anh của Tổng Bí thư Tô Lâm cũng chỉ là vị khách bất đắc dĩ, nhưng đang tìm mọi cách để kiểm soát trọn quyền lực ở thành phố này.

Do đó, việc cho lật lại Hồ sơ các sai phạm lớn của cựu Bí thư Lê Thanh Hải, là việc rất cần thiết và phải làm nhanh. Để có thể, vừa nhổ cỏ tận gốc hệ thống chân rết của cựu Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, cũng như của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Như vậy, sau khi diệt xong Trương Hòa Bình, trong thời gian tới đây sẽ đến lượt ông Lê Thanh Hải. Để cuối cùng, ông Ba Dũng và Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ mãi làm bá chủ thiên hạ.

Trà My – Thoibao.de