Ngày 18/2, báo Dân trí đưa tin, “Thủ tướng được trao thêm quyền quyết định áp dụng các biện pháp khác luật”. Theo đó, Quốc hội đã thống nhất cho phép người đứng đầu Chính phủ được quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác, so với quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia.
Theo giới quan sát, việc Quốc hội bổ sung thẩm quyền cho Thủ tướng như vừa kể, đã mang lại những ý nghĩa chính trị quan trọng đối với ông Chính. Đặc biệt, trong cuộc đấu quyền lực trước Đại hội Đảng 14 dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2026.
Đáng chú ý, sự thay đổi này, sẽ giúp cho việc thúc đẩy kế hoạch cắt giảm tới 20% các cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Việc mở rộng thẩm quyền cho Thủ tướng, cũng có thể dẫn đến một số lo ngại trong bộ máy lãnh đạo cấp cao thuộc Chính phủ. Điều đó có thể dẫn đến sự tập trung quyền lực quá mức cho Thủ tướng. Đây là điều Tổng Bí thư Tô Lâm chắc chắn sẽ không hài lòng.
Theo giới phân tích, mối quan hệ giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là căng thẳng. Đây là điều, phản ánh cuộc đấu tranh quyền lực trong nội bộ lãnh đạo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Kể từ khi ông Tô Lâm đảm nhận vị trí Tổng Bí thư, thì vị thế của Thủ tướng Chính trở nên mờ nhạt hơn, do sự trỗi dậy mạnh mẽ của ông Tô Lâm.
Mối quan hệ giữa ông Tô Lâm và ông Phạm Minh Chính được đánh giá là mối quan hệ rất phức tạp. Mặc dù cả 2 ông đều là các đệ tử thân cận của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, vì lợi ích chính trị của cá nhân và phe cánh, Tổng Bí thư Tô Lâm không giấu giếm âm mưu loại bỏ Thủ tướng Chính, ra khỏi cuộc đua vào ghế Tổng Bí thư sắp tới. Câu chuyện điều tra liên quan đến vụ án của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, tức Nhàn AIC là một minh chứng cụ thể.
Trong khi, mối quan hệ giữa Thủ tướng Chính và giới chức tướng lĩnh quân đội, đặc biệt với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, được đánh giá là chặt chẽ và mang tính chiến lược.
Theo giới thạo tin, cả ông Phạm Minh Chính và Đại tướng Phan Văn Giang đều có liên quan đến bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, và có một tử huyệt chung. Đây là điều thúc đẩy sự hợp tác mật thiết của Thủ tướng và quân đội, để bảo vệ lợi ích và vị thế chính trị giữa đôi bên.
Đây chính là lý do đã giúp cho Thủ tướng Chính đã đứng vững trước những đợt tấn công của cố Tổng Bí thư Trọng trước đây, và của ông Tô Lâm hiện tại nhắm vào ông.
Theo giới quan sát, trong những ngày gần đây, truyền thông nhà nước liên tiếp đưa các tin tức được cho là bất lợi cho Tổng Bí thư Tô Lâm.
Không chỉ là việc, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm đã ký ban hành Chỉ thị số 42 của Bộ Chính trị về việc cán bộ chủ chốt, và người đứng đầu Đảng cần chủ động chịu trách nhiệm khi bản thân và người thân tham nhũng.
Ngày 15/02, Nghị định số 20/2025 sửa đổi của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 27/3, yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải cung cấp các thông tin liên quan đến các đối tượng là cha, mẹ, con, cháu, anh, em, cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên của lãnh đạo ngân hàng theo yêu cầu cơ quan thuế.
Công luận đặt câu hỏi, nếu Thủ tướng Phạm Minh Chính được sự ủng hộ đa số của Ban Chấp hành Trung ương, sẽ vận dụng “quyền áp dụng các biện pháp khác luật” mà Quốc hội mới trao, để yêu cầu các Cơ quan chức năng vào cuộc, làm rõ các cổ đông sở hữu từ 1% trở lên tại Tập Đoàn Xuân Cầu Holdings – một doanh nghiệp sân sau của gia đình Tổng Bí thư Tô Lâm. Thì điều gì sẽ xảy ra?
Đây sẽ là cái chết trên chấm phạt đền của ông Tô Lâm!
Trà My – Thoibao.de